Phân tích khổ thơ thứ 6 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Chào mừng bạn đến với Gmod.apk hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu bài viết Phân tích việt bắc đoạn 6 hi vọng sẽ giúp ích cho bạn
Đề bài: Phân tích khổ thơ thứ 6 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Bài làm
Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng lão thành nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ông để lại nhiều bài thơ hay, gây được tiếng vang lớn trong nền thi ca nước nhà. Mỗi tác phẩm của ông đều là một công cụ chiến đấu hướng tới kẻ thù độc ác
Trong mỗi tác phẩm của mình hình ảnh quê hương dân tộc được tác giả thể hiện một cách vô cùng độc đáo, sâu sắc. Trong những tác phẩm của mình tác giả thường gắn liền với những diễn biến, sự kiện lịch sử tạo ra những dấu ấn mạnh mẽ cho người đọc dù đã qua nhiều thập kỷ.
Bài thơ “Việt Bắc” là một bài thơ hay tiêu biểu cho phong cách thơ của Tố Hữu. Nó thể hiện tình cảm quân dân thắm thiết nồng nàn, khi chia xa kẻ ở người đi lưu luyến không rời. Trong bài thơ khổ sáu là khổ thơ ấn tượng bởi nó là nỗi nhớ của tác giả dành riêng cho núi rừng thiên nhiên vùng Tây Bắc.
Trong bức tranh thiên nhiên đó có hình ảnh con người lao động miệt mài, hăng say, thể hiện tình cảm chung thủy của người dân đồng bào nơi đây với anh em chiến sĩ cách mạng.
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Trong hai câu đầu tiên tác giả sử dụng những từ ngữ vô cùng thân thuộc thể hiện tình cảm gắn bó giữa Ta-và Mình, giữa quân và dân. Trong lối xưng hô này cho người đọc cảm giác thân thiết gần gũi như người trong cùng một gia đình vậy.
Câu thơ như lời hát trao duyên giữa các liền anh, liền chị trong những câu dân ca quan họ Bắc Ninh rằng “người ơi người ở đừng về”
Trong khổ thơ này bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc hiện lên vô cùng tươi đẹp, tác giả đã phác họa lên bức tranh bốn mùa Xuân- Hạ- Thu- Đông, một bức tranh tứ bình vô cùng sinh động. Trong đó, hình ảnh thiên nhiên và con người như đan xen, hòa quyện vào nhau tạo thành một tác phẩm tuyệt vời.
Tác giả Tố Hữu vô cùng tinh tế khi dẫn dắt người đọc đi vào bức tranh thiên nhiên và con người ở vùng núi Tây Bắc. Trong bức tranh bốn mùa này tác giả Tố Hữu đã chọn mùa Đông để mở ra mọi chuyện.
Trong câu thơ này dù không có từ nào nhắc nhắc trực tiếp về thời gian nhưng bằng những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, khiến cho người đọc cảm nhận thấy hình ảnh mùa đông hiện lên thật sinh động
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Hình ảnh những bông hoa chuối màu đỏ, hiện lên thật tươi tắn, làm lay động lòng người, khác hẳn với những bài thơ miêu tả về mùa động của những tác giả khác thường cảm thấy se lạnh, buồn hiu hắt ảm đạm nỗi cô đơn, thì trong tác phẩm của mình hình ảnh mùa đông của Tố Hữu vô cùng tinh tế ấm áp lòng người.
Hình ảnh hoa chuối đỏ tươi tượng trưng cho mùa đông. Màu đỏ cũng là màu của sự nhiệt huyết, của tuổi trẻ và sự hy vọng chính vì vậy khi tác giả vẽ lên bức tranh mùa đông con người không cảm thấy buồn mà ngược lại khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng ấm áp.
Trong bức tranh thiên nhiên này con người hiện lên vô cùng sinh động tươi mới với việc của mình. Những người dân vùng cao khi đi rừng làm nương làm rẫy hay đi lấy măng rừng, đốn củi đều có gài con dao ở gài ở thắt lưng để phòng lúc nguy hiểm gặp thú rừng hoặc tiện cho việc phát nương làm rẫy.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Trong hai câu thơ này tác giả chỉ đích danh mua xuân một danh xưng chỉ thời gian. Hình ảnh những bông hoa mơ nở trắng rừng gợi lên một cảnh sắc vô cùng tươi đẹp. Màu hoa mơ trắng trong như tấm lòng của những con người vùng đồng bào Tây Bắc.
Trong bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp này hình ảnh con người được tác giả vẽ lên rất chăm chỉ, người con gái cần mẫn chuốt những sợi giang dan nón, thể hiện sự nhiệt huyết trong công việc của mình. Cô gái không chỉ làm cho xong việc mà làm với tinh thần thái độ cao nhất muốn tạo ra những sản phẩm đẹp nhất.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Trong bức tranh mùa hè xôn xao tiếng ve, hoa phượng và tiếng ve là hai biểu tượng của mùa hè mà chúng ta thường thấy. Trong bức tranh mùa hè này tác giả Tố Hữu tinh tế phác họa lên bức tranh mùa hè tươi tắn âm thanh cuộc sống.
Trong mỗi bức tranh thiên nhiên của mình tác giả để có con người đi kèm. Hình ảnh người con gái hái măng một mình tuy một mình nhưng không cô đơn. Cô gái làm việc vô cùng hăng say, trong niềm hân hoan yêu đời, tràn ngập niềm tin vào tương lai mới của quê hương, của dân tộc nên cô gái cảm thấy tâm hồn mình vô cùng thư thái vừa hái măng vừa nghe tiếng ve kêu.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Trong hai câu thơ này, hình ảnh mùa thu được tác giả Tố Hữu thể hiện vô cùng tinh tế thể hiện sự ân tình, thủy chung, gắn bó giữa thiên nhiên và con người. Giữa quân và dân trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn mới cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Bài thơ Việt Bắc là sự thành công xuất sắc của tác giả Tố Hữu trong nghệ thuật so sánh, ẩn dụ lối nói ước lệ tượng trưng. Trong đó, khổ thơ thứ sáu miêu tả về bức tranh tứ bình là sự độc đáo của tác giả khi miêu tả về con người và thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.