Chào mừng bạn đến với Gmod.apk hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu bài viết Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 9 hi vọng sẽ giúp ích cho bạn
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 9 (có đáp án): Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh”
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh” có đáp án, chọn lọc với các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch Sử lớp 12.
Câu 1. Đặc điểm của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 là
A. xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển ngày càng chiếm ưu thế.
B. diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa các nước đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa.
C. thế giới trong quá trình hình thành trật tự mới theo xu hướng đa cực.
D. có sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Câu 2. Sự kiện khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh là
A. Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan” nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu (1947).
B. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949).
C. thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947).
D. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955).
Câu 3. Nước nào dưới đây không phải là một trong những nước đầu tiên kí Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ?
A. Canađa. B. Bỉ.
C. Lúcxămbua. D. Cộng hòa Liên bang Đức.
Câu 4. Một trong những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh là
A. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Xô – Mĩ.
B. mâu thuẫn về vấn đề thị trường giữa các cường quốc tư bản chủ nghĩa.
C. mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các nước đế quốc.
D. mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Câu 5. Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là
A. liên minh kinh tế – chính trị giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
B. liên minh chính trị – quân sự của các nước châu Âu.
C. liên minh kinh tế – quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa Đông Âu.
D. liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Câu 6. Điều đã không xảy ra trong quá trình diễn biến của “Chiến tranh lạnh” là:
A. Có những mâu thuẫn, bất đồng trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.
B. Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu.
C. Những cuộc chiến tranh cục bộ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
D. Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là hệ quả của việc Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan” (1947)?
A. Các nước Tây Âu đã từng bước phục hồi kinh tế sau chiến tranh.
B. Mĩ đã thành công trong việc lôi kéo, khống chế các nước tư bản Đồng minh.
C. Các nước Tây Âu từng bước vượt qua được khủng hoảng năng lượng . toàn cầu.
D. Khiến Tây Âu và Đông Âu có sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.
Câu 8. Sự hình thành các liên minh NATO, CENTO, Tổ chức Hiệp ước Vácsava trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì?
A. Liên kết khu vực đang là một xu thế của thế giới.
B. Nỗ lực của các quốc gia để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới.
C. Sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực trong trật tự Ianta.
D. Chiến lược toàn cầu, xác lập vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ đã thất bại.
Câu 9. Nội dung nào phản ánh tình hình thế giới trong thời kì Chiến tranh lạnh?
A. Các nước phát triển và các nước kém phát triển luôn trong tình trạng đối đầu.
B. Các cuộc chiến tranh bằng vũ khí từng bước được hạn chế.
C. Các nước tăng cường chạy đua vũ trang, kho vũ khí hạt nhân ngày càng nhiều.
D. Xu thế hòa hoãn, hòa bình ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới.
Câu 10. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1945 – 1954) và chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953) có điểm gì tương đồng?
A. Là những cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới.
B. Là những cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa thực dân cũ.
C. Là những cuộc chiến tranh mà mỗi bên tham chiến đều chịu tác động mạnh mẽ của hai phe : Tư bản chủ nghĩa hoặc Xã hội chủ nghĩa.
D. Là những cuộc chiến tranh của 2 dân tộc chống lại chủ nghĩa thực dân mới, vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Câu 11. So với chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) có điểm gì khác biệt?
A. Không có sự hiện diện trực tiếp của quân đội Mĩ.
B. Diễn ra trong điều kiện một nửa nước đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Không chịu tác động của Chiến tranh lạnh và sự đối đầu Đông – Tây.
D. Thống nhất đất nước sau khi chiến tranh kết thúc.
Câu 12.Theo Kế hoạch Mácsan (1947), Mĩ sẽ viện trợ cho Tây Âu bao nhiêu tiền để khôi phục kinh tế?
A. 17 tỉ USD.
B. 18 tỉ USD.
C. 70 tỉ USD.
D. 71 tỉ USD.
Câu 13. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây xuất hiện từ khi nào ?
A. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
B. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
Câu 14. Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông – Tây là:
A. Xô – Mĩ đã có những cuộc gặp gỡ, thương lượng về các vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.
B. Xô – Mĩ đã trở thành đồng minh chiến lược của nhau trong nhiều vấn đề quốc tế.
C. các nước thực dân chấp nhận trao trả độc lập cho nhiều thuộc địa ở Á – Phi – Mĩ Latinh.
D. các cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi trên thế giới diễn ra với quy mô nhỏ hơn.
Câu 15. Chiến tranh lạnh chính thức chấm dứt vào thời điểm nào ?
A. Tháng 2/1989. B. Tháng 12/1991.
C. Tháng 12/1998. D. Tháng 2/1988.
Câu 16. Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989) do
A. cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới.
B. cả hai cường quốc đều bị suy giảm thế mạnh về nhiều mặt so với các nước khác.
C. chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc.
Câu 17. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vào thời điểm nào ?
A. Năm 1989. B. Năm 1990.
C. Năm 1991. D. Năm 1992.
Câu 18. Chiến tranh lạnh chấm dứt (1989) đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới?
A. Mở ra xu hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột.
B. Khiến các tổ chức chính trị – quân sự trên thế giới đều bị giải thể.
C. Làm cho phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô đều bị thu hẹp.
D. Hình thành một trật tự thế giới mới theo xu hướng đa cực.
Câu 19. Chiến tranh lạnh chấm dứt (1989) có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Đông Nam Á?
A. Khiến các tổ chức liên kết khu vực đứng trước nguy cơ giải thể.
B. Giúp các quốc gia ở Đông Nam Á có điều kiện kiến thiết lại đất nước.
C. Giúp vấn đề Campuchia từng bước được tháo gỡ.
D. Thúc đẩy sự ra đời của tổ chức khu vực Đông Nam Á.
Câu 20. Những cơ sở để khẳng định Mĩ khó có thể thiết lập được trật tự thế giới “một cực” ?
A. Phạm vỉ ảnh hưởng của Mĩ sau Chiến tranh lạnh bị thu hẹp.
B. Thế giới đã hình thành ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn.
C. Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 21. Nguyên thủ hai cường quốc Mĩ và Liên Xô đã gặp nhau tại đâu để cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
A.Crưm. B. Ôđetxa.
C. Manta. D. Xan Phranxixcô.
Câu 22. Tháng 3 – 1947 , Tổng thống của Mĩ Truman đã chính thức phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” nhằm mục đích gì ?
A. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.
C. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ – Latinh.
Câu 23. Chiến tranh lạnh là
A. cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
B. cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
C. cuộc chiến tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các cường quốc tư bản chủ nghĩa.
D. cuộc chiến tranh giành quyền thống trị thế giới giữa các cường quốc Liên Xô và Mĩ.
Câu 24. Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ?
A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Sự ra đời của “Chủ nghĩa Tơ-ru-man” và “Chiến tranh lạnh” (3 – 1947).
C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
D. Sự ra đời của khối NATO (9 – 1949).
Câu 25. Liên Xô và Mĩ trở thành hai thế lực đối đầu nhau rồi đi đến “Chiến tranh lạnh” vào thời điểm nào?
A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
Câu 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mưu đồ bao quát của Mĩ là
A. tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh.
C. tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
D. xác lập vị trí bá chủ duy nhất trên toàn thế giới.
Câu 27. Liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là
A. tổ chức NATO.
B. tổ chức SEATO.
C. tổ chức CENTO.
D. tổ chức VÁCSAVA.
Câu 28. Bản thông điệp mà Tổng thống Truman gửi Quốc hội Mĩ ngày 12 – 3 – 1947 được xem là sự khởi đầu cho
A. chính sách thực lực của Mĩ sau chiến tranh.
B. mưu đồ làm bá chủ thế giới của Mĩ.
C. cuộc Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
D. chính sách chống các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 29. Tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947, Tổng thống Truman đã đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho các nước nào để biến những nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và Đông Âu?
A. Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
B. Bỉ và Tây Đức.
C. Áo và Phần Lan.
D. Anh và Pháp.
Câu 30. Tháng 6 – 1947 diễn ra sự kiện gì có liên quan đến các nước Tây Âu?
A. Mĩ thành lập khối quân sự NATO.
B. Mĩ thành lập khối CENTO.
C. Mĩ thành lập khối SEATO.
D. Mĩ đề ra “Kế hoạch Mác-san”.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh” (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (phần 2)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 (phần 1)
- Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 (phần 2)
Săn SALE shopee tháng 5:
- Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
- SRM Simple tặng tẩy trang 50k
- Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k